489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Bye bye máy quẹt thẻ bị LAG với công nghệ Chameleon Code

1.Chameleon Code là gì?--- Đi sâu vào trình bày

Chameleon Code là một công nghệ dùng để **đọc tín hiệu bằng cách nhận diện hình ảnh , với tốc độ và chất lượng cao, sử dụng 4 màu cơ bản: Hồng, Vàng, Xanh, Đen. **
Chameleon Code được hãng điện tử SHIFT nghiên cứu và phát triển từ năm 2005. Nếu xét về mặt thời gian thì có thể nói đây không phải là công nghệ mới nhất (yaoming).
Tuy nhiên, nếu so sánh với những công nghệ đang được sử dụng phổ biến trong thời điểm hiện tại như: mã vạch đen trắng, QR Code, thì có thể nói SHIFT đã tiên phong nghiên cứu một công nghệ đón đầu tương lai.

Về nguyên lý hoạt động của Chameleon Code, bằng việc kết hợp 4 màu, hệ thống này thu thập được thông tin nhiều hơn hẳn so với hệ thống mã vạch chỉ gồm 2 màu trắng đen. Chú “tắc kè hoa” này không đòi hỏi phải để ảnh sát lại gần để nhận diện. Nó chỉ yêu cầu 1 phần của Color Code – bảng màu được mã hóa, và hiện nay đang được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Chameleon Code có mặt trong các hệ thống sản xuất tự động, hệ thống chấm công, quản lý tài sản…v.v và đang được xem là ứng viên sáng giá sẽ soán ngôi hệ thống nhận diện RFID (ứng dụng sóng vô tuyến).

Một lợi thế tuyệt vời khác của “Tắc kè hoa” đó là: Chú ta không cần phải trang bị các thiết bị đặc biệt, đắt tiền. Chỉ với camera của smart phone, PC hay 1 chiếc webcam…v.v – những thiết bị hết sức phổ thông để nhận dạng bảng màu Chameleon Code. Đồng thời nó cũng cho phép bạn in những mã code hình ảnh đó ra bằng máy in màu.
Capture.PNG

  Các thiết bị nhận diện đều là loại máy  thông thường.
  Thiết bị in cũng đều là những loại máy phổ biến trên thị trường.
  Tốc độ đọc tín hiệu nhanh nhất.

** NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CHAMELEON CODE**

ĐỌC TÍN HIỆU TỐC ĐỘ CAO.

Chameleon gần như có thể nhận dạng mã code ngay khi code xuất hiện trong vùng nhận dạng của camera. Nó chỉ cần có 0.3 giây để đọc 1 mã code và không đến 1 giây để đọc nhiều mã cùng lúc.
Mời các bạn cùng xem đoạn clip ghi lại tốc độ đọc tín hiệu "siêu nhanh" của "Tắc kè hoa".

Hai sản phẩm dán giấy màu vàng là hai sản phẩm không được dán nhãn Chameleon Code - sẽ bị loại bỏ khỏi dây chuyền ngay lập tức (ngon)

ĐỌC NHIỀU TÍN HIỆU CÙNG LÚC.

Chameleon Code có thể đọc nhiều mã Color Code cùng lúc ngay khi các mã này đi vào vùng quét của Camera. Chức năng này giúp bạn và công ty nâng cao hiệu quả công việc mà không cần phải check riêng từng mục, từng sản phẩm một.
pham vi quet.PNG

ĐỌC TÍN HIỆU TỪ XA

“Tắc kè hoa” có khả năng đọc tín hiệu từ một khoảng cách khá xa, tùy thuộc vào loại Camera mà bạn lựa chọn (chất lượng càng cao, khoảng cách nhận diện càng xa) (yeah3)
chuyen chup.PNG

CHẤT LƯỢNG NHẬN DẠNG ƯU VIỆT.

Tỉ lệ nhận diện trên phần trăm hình ảnh (ảnh tĩnh)

Tỉ lệ nhận diện được tính theo công thức : (kích cỡ của Color Code) / (kích cỡ của ảnh chụp được) nhân với 100

p.PNG

Trong trường hợp dùng QR Code, để đọc tín hiệu thì mã Code bắt buộc phải chiếm ít nhất 80% kích cỡ ảnh. Với “Tắc kè hoa”, mã code chỉ chiếm 2% kích cỡ ảnh đối với ảnh động và 0.6 % với ảnh tĩnh.

NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA CHAMELEON CODE SO VỚI RFID ( chip IC)

1. KHÔNG DÙNG SÓNG VÔ TUYẾN

Kể từ khi RFID sử dụng sóng vô tuyến để nhận dạng, đã có nhiều quan ngại về việc sóng vô tuyến có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng, hoặc của những người thao tác máy. Trái lại, Chameleon Code hoàn toàn không sử dụng sóng vô tuyến, nó chỉ sử Camera để đọc mã. Với Chameleon, người dùng sẽ không cần phải lo lắng về ảnh hưởng của sóng vô tuyến đến sức khỏe của mình nữa.
download.png

2, CHI PHÍ THIẾT BỊ THẤP

Với công nghệ RFID, các công ty, tổ chức phải đầu tư một số tiền khá lớn cho những thiết bị đặc biệt cho việc viết và đọc mã code. Trong khi đó, với Chameleon Code, chúng ta chỉ cần trang bị những chiếc Camera thông dụng, hoặc tận dụng webcam, camera điện thoại và máy in màu.
6355840185_8e1c4d8f11_b.jpg

GIẢI PHÁP NÀO CHO MÁY QUÉT THẺ BỊ LAG Ở FRAMGIA (yaoming)

Lan man với chuyện công nghệ hơi nhiều (hehe). Giờ là đến lúc quay về với Framgia thân thương. (hihi)
Thời gian vừa qua, chắc hẳn anh chị em cũng đã nhận được “trát” thông báo về việc sẽ siết chặt việc xử lý với những cá nhân đi làm muộn. Hai nhân vật đã bị “trảm mẫu”, mất tận ½ ngày lương (facepalm).
Khoan nói đến những yếu tố chủ quan, đôi khi yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mức tiền phạt đi muộn hàng tháng . Điển hình là tình trạng máy quẹt thẻ bị đơ, treo…v.v nói chung là LAG (yaoming). Đặc biệt, đối với những ai hay đến công ty trong tầm cao điểm, từ 7h40-7h45 (+1). Count down từng giây mong con số 7:46 đừng xuất hiện, thì “tèng”, máy không nhận thẻ=> quẹt lại. Tệ hơn, em máy bảo đợi 30s để reset lại (khoc2). Chắc hẳn nhiều anh chị em trong công ty đã gặp phải tình huống này (iknow). Nhiều lúc chỉ ước: giá mà văn phòng phía sau BO cũng được lắp thêm 1 máy chấm công…thì thích nhỉ. Mà đời đâu như là mơ, lắp thêm máy mới tốn kém quá nên các Sếp cũng phải nâng lên đặt xuống (khoc).

dcf5ee9e-6673-4e6d-8ca9-ab27ee33bd3b.png
Nhưng nếu một ngày kia, Framgia mang công nghệ “TẮC KÈ HOA” về làm máy quẹt thẻ chấm công? (are) Everything will change (yes)

Mình xin đặt ra một số giả thuyết dựa trên các tính năng ưu việt của em nó (hihi)

• 1. Check thẻ nhanh như máy khâu.

Với tốc độ check 0.3s/1 lần, các Framgia-er có thể yên tâm “lướt” thẻ qua máy mà không cần phải ngoái lại nhìn tên mình đã được máy ghi nhận hay chưa. Vậy là chỉ trong 1s, 3 đồng chí có thể qua cửa, 1 phút sẽ có 180 thanh niên, tương đương 1 nửa quân số Framgia sẽ qua được ải check thẻ, so với tốc độ khoảng 30 người/ phút như hiện nay (good). Tất nhiên đấy là chỉ là con số trên lý thuyết, nhưng không thể phủ nhận sự nhanh nhạy khi đọc tín hiệu của “Tắc kè hoa” phải không nào? (hehe)

high-speed-internet-access.jpg

• 2. Check thẻ theo team – Selfie cả đội (dance2)

Để việc quẹt thẻ không còn nhàm chán, để mỗi sáng đến công ty có thêm 1 niềm vui, để cả team cùng lưu lại những bức ảnh để đời…v.v , có lẽ Framgia nên có thêm 1 gameshow mới. Vui, khỏe, có ích luôn ạ. Thay vì phải gí sát thẻ nhân viên của mình vào màn hình đọc thẻ, các Framgia-er có thể tự do sáng tạo, selfie theo nhóm thoải mái trước ống kính camera check thẻ ở một khoảng cách xa xa, ảo ảo (cái này thì còn tùy thuộc vào độ xịn của Camera nữa ạ) . Với vùng nhận diện rộng, camera có thể quét điểm danh cả team 7,8 người trong vòng 1 nốt nhạc – 1 giây, miễn sao thẻ của mọi người không bị che chắn.

Dưới đây là một số ý tưởng selfie quẹt thẻ mà tác giả lượm lặt được trên mạng (hehe). Nếu ý tưởng này trở thành hiện thực, mình cũng rất mong mọi người đừng sa đà quá vào việc selfie, chả may lại “gây thù chuốc oán” với thanh niên sốt ruột đằng sau (hihi).
Ô.PNG

Hay đông hơn nữa (hehehe)

ry.PNG

• 3. Check thẻ khắp mọi nơi.

Nói như này thì cũng hơi quá thật. Nhưng với chi phí cho một camera tầm trung, chắc hẳn Framgia sẽ có điều kiện lắp ở mỗi cửa một camera “ chấm công”. Ước mơ có thêm máy chấm công của anh em, bè bạn sẽ trở thành hiện thực…( Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi…. – tiếng anh Trần Lập văng vẳng bên tai tác giả ).

Đấy, công nghệ sẽ hiện thực hóa ước mơ của quý bạn. Công nghệ rất gần gũi và thân thuộc.

Tất nhiên, dù “TẮC KÈ HOA” rất tuyệt, rất nhanh, rất rẻ, nhưng không có nghĩa em nó sẽ hoàn hảo 100% được. Dưới đây là một vài điểm chú ý khi sử dụng Chameleon Code.

Một vài chú ý khi sử dụng hệ thống đọc tín hiệu “Tắc kè hoa”

Công nghệ quẹt thẻ này sẽ gặp một số vấn đề

• Khi mã màu bị nhàu, bẩn, phai màu.

• Khi cường độ, màu sắc ánh sáng của môi trường xung quanh thay đổi, không đều.

Tuy vậy, những tiềm năng và lợi ích mà Chameleon Code mang tới là rất lớn. Hiện tại, công nghệ này đang được nhiều công ty lớn của Nhật sử dụng như: công ty mạng điện thoại Softbank, NTT, Shimuzu...v.v và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau tại Nhật. Hy vọng trong tương lai gần, công nghệ này sẽ sớm được nhân rộng và phát triển hơn nữa. Cũng hy vọng thêm: các Sếp sớm nhập khẩu công nghệ này về nữa (haha).

Đọc đến đây các bạn có thể dừng.
Nếu muốn biết tại Nhật họ đang ứng dụng công nghệ đọc tín hiệu “Tắc kè hoa” này vào những việc gì, xin mời đọc tiếp (lay2).

NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA CHAMELEON CODE.

**1. Kiểm sách trong thư viện. **

Để thấy được tính ưu việt của công nghệ Chameleon Code, mời các bạn đến thăm một thư viện đang sử dụng ứng dụng của công nghệ này. Đầu tiên, họ sẽ khởi động App đã được cài trong Iphone, rồi di chuyển qua lại, sang trái sang phải theo giá sách, App sẽ lần lượt tự động đọc các mã Color Code được dán trên gáy sách. Không cần đợi camera chỉnh đúng tiêu cự, cũng không cần mất thời gian chờ đợi để xác nhận, tín hiệu màu xanh sẽ xuất hiện trên màn hình App báo hiệu việc nhận diện đã hoàn tất. Với tốc độ nhanh như vậy, việc kiểm tra sách trên một hàng trên giá sách, với khoảng vài chục cuốn sách sẽ được hoàn thành chỉ trong mười mấy giây.

3.PNG

Thư viện thành phố Machida đặt mục tiêu: đến mùa thu năm 2015, sẽ bắt đầu sử dụng Color Code để phục vụ cho việc kiểm kê 1.080.000 đầu sách hiện có tại thư viện. Trước khi sử dụng công nghệ Chemeleon Code, việc quản lí đầu sách đều nhờ vào công nghệ Mã vạch. Việc mượn trả sách thì không tốn thời gian, công sức. Tuy nhiên, việc kiểm kê sách trong thư viện thực sự khiến cho các nhân viên đau đầu. Đó là việc: đọc mã số của 1 quyển sách trong cả giá sách rồi sau đó trả lại vị trí cũ. Việc này cứ lặp đi lặp lại, khiến cho các nhân viên phải tốn nhiều công sức.
“Vì việc kiểm kê sách phải cần đến rất nhiều nhân viên nên mỗi khi tiến hành việc này, thư viện cần phải đóng cửa trong thời gian từ 5 đến 10 ngày liền. Chính vì những lý do này, chúng tôi chỉ có thể thực hiện 2 năm một lần” – ông Yoshida Kazunori, quản lý phòng kinh doanh của thư viện Michida, cho biết.
Những công việc vất vả trước đây, bây giờ, nhờ có công nghệ Chameleon Code, thời gian thao tác cũng như số lượng nhân viên đã được giảm thiểu rất nhiều. Từ giờ trở đi, thư viện không cần phải tốn nhiều công sức, mà chỉ cần huy động một bộ phận nhân viên cũng có thể kiểm kê được hết số sách hiện có. Số ngày nghỉ để kiểm sách của thư viện cũng sẽ được giảm đi. Ông Yoshida vui vẻ nói.

2, Cung cấp thông tin cho du khách trong triển lãm thế giới Milan EXPO.

Với ưu điểm đọc được thông tin nhanh, nhiều với các thiết bị đơn giản như smartphone, công nghệ đọc tín hiệu “Tắc kè hoa” đang bắt đầu được sử dụng tại các sự kiện đông người tham dự. Tại triển lãm quốc tế Milan (Italy), kéo dài đến ngày 31 tháng 10 năm 2015, “Nhà Nhật Bản” đã thu hút được sự quan tâm của du khách nhiều nhất. Từ lúc mở cửa triển lãm vào ngày 1 tháng 5, trải qua 2 tháng, nhà Nhật Bản đã thu hút 540 ngàn lượt khách. Bước chân vào không gian của nhà Nhật Bản, du khách sẽ bắt gặp khung cảnh tràn ngập “làn gió Nhật”. Mỗi lần nhìn ngắm các hiện vật trong triển lãm, du khách chỉ cần hướng điện thoại của mình về hướng hiện vật. Ở đó có dán sẵn các mã màu Chameleon Code.

Tại nhà Nhật Bản, có khoảng 100 các loại hiện vật, từ các đồ thủ công truyền thống của Nhật, cho đến các tác phẩm điện ảnh hiện đại, được gắn Chameleon Code. Nếu chụp lại mã code trên các vật phẩm bằng App tại Nhà Nhật Bản, thì các thông tin chi tiết về vật phẩm sẽ được hiển thị bằng tiếng Nhật, tiếng Anh Và tiếng Italia. Lịch sử những thông tin đã được tiếp nhận sẽ được lưu lại, du khách có thể thong thả đọc lại sau khi ra khỏi triển lãm.

D.PNG

Ngài Sakai Keiko, trưởng phòng Xúc tiến triển lãm liên quan đến Kế hoạch – Kinh doanh của “Nhà Nhật Bản” của Bộ Kinh tế Nhật Bản giải thích lý do sử dụng Chameleon Code trong triển lãm lần này : “Vì nhà triển lãm lần này được chính phủ lên kế hoạch, cho nên nó không đơn thuần chỉ là một triển lãm trưng bày hiện vật để mọi người đến chiêm ngưỡng, tham quan. Chính phủ Nhật Bản mong muốn được cung cấp thông tin chi tiết cho những khách tham quan muốn tìm hiểu về những vật triển lãm, từ đó gián tiếp PR, giúp cho sản phẩm của các công ty Nhật sẽ được tiếp cận với những khách hàng nước ngoài. Bằng việc sử dụng Chameleon Code và App trên Smartphone, triển lãm đã tạo ra được một mô hình PR, quảng cáo các sản phẩm có hiệu quả trong khoảng thời gian diễn ra triển lãm.

Để cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về nguồn gốc xuất sứ của các sản phẩm như thực phẩm tươi sống, việc sử dụng mã QR cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, tại triển lãm quốc tế Milan, thì không dùng công nghệ đọc thông tin bằng mã màu – Chameleon Code thì không được. Lượng khách đến tham quan “Nhà Nhật Bản” một ngày khoảng 5000 người. Bằng hình thức chia khách thành từng nhóm 50 người rồi cho vào triển lãm, sân khấu chính sẽ có sức chứa để phục vụ cho khoảng 150 du khách cùng ghé thăm cùng lúc.

Với một lượng người tham gia đông như vậy, thì việc từng người lần lượt đi đến máy quét để check như với máy dùng mã vạch là một điều không tưởng. Vì vậy, việc dùng Chameleon Code, công nghệ có thể quét thông tin trong khoảng cách cách vài mét, thì kể cả khi số lượng khách tham gia đông thì tình trạng máy bị nhầm, dừng giữa chừng rất ít khi xảy ra”- Group Leader phòng Kĩ thuật chiến lược của công ty dịch vụ IoT – công ty đảm trách mảng kĩ thuật cho nhà Nhật Bản tại Triển lãm Milan EXPO lần này, ông Matsumura nhấn mạnh tính ưu việt của công nghệ Chameleon Code này.

Hiệu quả của việc sử dụng Chameleon Code không chỉ dừng lại ở đấy. Có nhiều khách đến triển lãm chưa nhìn thấy Chameleon Code bao giờ, nhưng cũng rất tò mò quan tâm về nó nên thường thắc mắc: “Uả, đây là cái gì vậy?” Cho nên họ đã thử scan và cho chúng tôi những phản hồi tốt. Niềm vui khi làm những thao tác với máy cũng góp phần tăng thêm sự hứng khởi của du khách đối với triển lãm” – anh Makinoyuki trưởng nhóm kinh doanh dịch vụ của Nhà Nhật Bản cho biết.

3, Ứng dụng trong dây chuyền phân loại trái cây trong ngành Nông nghiệp

Tại quận Mikkabi, thành phố Hamamatsu, nơi được biết đến là vùng trồng quýt ngon nổi tiếng tại Nhật Bản. Tại kho phân loại hoa quả mà sở nông nghiệp quận Mikkabi đang quản lý, mùa đông hàng năm, mỗi ngày đều thực hiện việc vận chuyển từ 600 đến 650 tấn quýt đến từ 827 chủ vườn trong vùng. Thiết bị mang lại nhiều lợi ích cho quy trình này chính là quả bóng màu hồng có gắn 6 mặt : trái phải, trước sau, trên dưới đều được gắn Chameleon Code.

Tại kho phân loại, các hộ nông dân bỏ quýt mình mang đến vào những thùng hàng chuyên dụng. Cứ 48 thùng thì lại gom vào 1 Palet , sau đó quýt sẽ được đưa vào kho lạnh bằng Robot chuyển chở hàng hoặc bằng băng chuyền. Lúc này, nhân viên sở nông nghiệp sẽ để sẵn quả bóng màu hồng gắn Chameleon Code – trong đó đã ghi sẵn các thông tin về chủ vườn, tên nhà vườn, ngày giờ hàng được nhập kho…v.v .

Tại các vị trí như: kho bảo quản, đầu vào dây chuyền lựa chọn quả…v.v các camera được lắp đặt để đọc thông tin, thời gian xuất nhập kho của sản phẩm từ Chameleon Code trên bóng. Vì được thiết kế 6 mặt đều được gắn mã màu, đồng thời có 2, 3 camera được lắp đặt tại những vị trí thuận tiện cho việc nhận tín hiệu, vì vậy việc lấy thông tin theo cách này rất hiệu quả và hầu như không xảy ra tình trạng lỗi. Bằng việc thực hiện quy trình theo phương pháp mới, sở nông nghiệp sẽ đảm bảo được việc truy nguồn gốc xuất xứ của từng quả quýt trước khi đưa vào lựa chọn, phân loại trực tiếp.

6.PNG

Chú thích:

Bóng dán mã màu.

Tại cửa vào băng chuyền có lắp camera đọc tín hiệu Chameleon Code. Do trong phòng phân loại bị tối nên bóng đèn được lắp ở đầu băng chuyền.

Khi người dân mang quýt đến sẽ phải làm các thủ tục đăng kí về : tên người trồng, mã số nhà vườn, ngày thu hoạch…v.v Các thông tin này được chuyển thành Chameleon Code và được dán sẵn vào bóng.

Bóng sẽ được đặt vào thùng hàng nằm trên cùng, ở góc của cả lô hàng (gồm 48 thùng).

Mỗi lần quýt được xuất, nhập kho, cả lô hàng qua cửa có camera và các thông tin lưu bằng Chameleon Code sẽ được camera đọc và lưu lại.

Quýt sau khi đã được phân loại từng quả theo kích cỡ, chất lượng…v.v, nhân viên phân loại sẽ đặt bóng vào thùng hàng đầu tiên của cả lô hàng 48 thùng. Nhìn vào thùng hàng đầu tiên có bóng đó, mọi người sẽ biết 48 thùng hàng trong lượt này là của ai.

Ông Morita Yoshimasa, trưởng nhóm kiểm tra chất lượng sản phẩm của sở nông nghiệp quận Mikkabi cho biết: “Vào mùa cao điểm, kho phân loại hoa quả luôn phải hoạt động hết công suất, từ 7h30 sáng đến tận 10 giờ tối. Với công nghệ đọc mã vạch trước đây, nếu việc đọc mã bị lỗi, cả dây chuyền sẽ bị dừng, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với công nghệ Chameleon Code này, dù dây chuyền có chạy với tốc độ nhanh, nhưng cũng không xảy ra vấn đề gì”.

4, Sổ, thẻ khám bệnh điện tử.

Tại phòng khám nha khoa Hatta ở quận Umeda, thành phố Osaka, từ khi mới mở vào tháng 2 năm 2015, đã sử dụng những ứng dụng IT như: Sổ khám bệnh điện tử, làm các thủ tục thăm khám bằng Ipad…v.v Trong số đó phải kể đến phiếu khám bệnh sử dụng công nghệ Chameleon Code.

7.PNG

Khi bệnh nhân đến thăm khám lần đầu sẽ được phòng khám phát cho 1 chiếc thẻ đã ghi đầy đủ các thông tin cá nhân. Ở những lần thăm khám sau, nhân viên lễ tân của phòng khám chỉ cần dùng camera trước của Ipad để check, và sẽ xác nhận được các thông tin của bệnh nhân như: Tên, tuổi, mã số bệnh nhân, và các thông tin về lịch sử khám chữa bệnh…v.v “Trước đây, chúng tôi phải tìm hồ sơ bệnh án theo tên, mã số người bệnh. Nhưng bây giờ chỉ cần check thẻ là xong”- chị Tomoya, trưởng phòng khám nhấn mạnh.

Lời kết.

Nhờ có chameleon, nhiều công việc đã trở nên vô cùng đơn giản, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho người sử dụng. Rất nhiều tiềm năng của công nghệ Chameleon code đang chờ các bạn khám phá (dance3)

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ